Máy in offset hiện nay là loại máy in ấn với công nghệ hiện đại, cho chất lượng hình ảnh rõ nét, sống động. Bài viết chia sẻ cấu tạo và quy trình vận hành máy in offset.
Cấu tạo máy in offset
– Ống bản: Là một trục ống bằng được làm từ kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước.
– Ống cao su: Có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.
Máy in offset có cấu tạo khá phức tạp
– Ống ép: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác.
– Hệ thống cấp ẩm: là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác.
– Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in.
– Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều màu còn bao gồm một số bộ phận sau:
+ Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.
+ Các bộ phận trung chuyển: (thông thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy) có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in.
+ Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy
Quy trình vận hành máy in offset
Bước 1: Rửa hệ thống cấp mực.
Hệ thống cấp mực của máy in offset
Bước đầu tiên trong việc rửa hệ thống cấp mực là lấy hết mực in không còn in ra khỏi máng mực. Người thợ in sẽ dùng một con dao mực cẩn thận lấy mực in ra khỏi máy. Lưu ý: sử dụng một con dao mực bằng nhựa plastic thay vì bằng kim loại khi lấy mực in ra khỏi máy trong hệ thống cấp mực tự động.
Bước 2: Rửa hệ thống làm ẩm.
Đối với hệ thống làm ẩm bằng nước dùng lô nỉ, các lô nỉ có khả năng thấm hút các dung môi mực nên phải được chùi rửa bằng các chất tẩy rửa thích hợp, sau đó được rửa sạch lại toàn bộ. Các lô bị dơ có thể được giặt sạch và thay đổi trong suốt quá trình chạy máy.
Bước 3: Chuẩn bị bản in để cất giữ.
Với một vài loại bản in, khi máy in dừng lại lâu hơn một vài phút thì cần phải được lau keo (ở phần này, cụm từ “keo” có liên quan đến chất tráng phủ – một phần đặc tính hóa học của bản in, có thể là gôm arabic hay một chất khác tương đương) nhà sản xuất bản in có thể khuyến cáo sử dụng các chất phù hợp cho việc lau chùi và bảo dưỡng bản in.
Bước 4: Chuẩn bị bài mẫu
Bài mẫu, bản in, giấy và mực in cần được kiểm tra đối chiếu với kế hoạch sản xuất, nếu có bất kỳ sự khác biệt nào trưởng máy phải báo ngay cho bộ phận giám sát in. Thông thường việc kiểm tra này đuợc tiến hành trước khi kết thúc công việc in trước đó như là một phần của khâu chuẩn bị trước in.
Bước 5: Xử lý cơ học việc vận chuyển tờ in
Thiết lập các thông số cho việc vận hành tờ in là một quá trình mất nhiều thời gian. Nếu phải thay đổi độ dày và khổ giấy in thì tất cả các thông số thiết lập phải được chỉnh lại tuỳ theo từng công việc in. Một số máy in thế hệ mới có các thiết bị canh chỉnh tự động tờ in.
Bước 6: Lắp bản in
Các bước để lắp bản in đều khác nhau, phụ thuộc vào khổ máy in và máy in có hay không có trang bị bộ phận lên bản tự động hoặc bán tự động. Trong nhiều trường hợp, người thợ in sẽ đưa bản in đưa cho một người khác đang đứng giữa các đơn vị in để lên bản.
Bước 7: Lên bản in tự động.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất máy in đã trang bị trên các máy in offset thiết bị lên bản tự động hoặc bán tự động. Việc sử dụng một cách chính xác thiết bị lên bản này có liên quan đến các mức độ tự động hóa khác nhau của các thiết bị, tuỳ thuộc vào các nhà sản xuất máy in. Do đó cần phải tham khảo sự hướng dẫn trong việc vận hành cụ thể từng thiết bị.
Ứng dụng của máy in offset:
Máy in offset được sử dụng để in Hầu hết các sản phẩm, Máy in được trên nhiều chất liệu như giấy, vải, nhựa, decal...
Tạo ra các sản phẩm in ấn có màu sắc tươi sáng, sắc nét, hình ảnh trung thực
Tốc độ in ấn nhanh, số lượng bản in không giới hạn.
Ứng dụng in các sản phẩm in offset chất lượng cao như in túi giấy, hộp giấy, in tem nhãn và nhiều ấn phẩm khác.